Diễn đàn “Giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM) phục vụ chương trình REDD+ khu vực Bắc Trung Bộ”

VIFA: Ngày 26/4/2024, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Thành phố Hà Nội, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI) và Ban quản lý tổ chức chương trình Diễn đàn “Giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM) phục vụ chương trình REDD+ khu vực Bắc Trung Bộ”.

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam, Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự cấp cơ sở (CSOs) trong việc giám sát các chương trình REDD+ tại Việt Nam” tổ chức Diễn đàn Lâm nghiệp khu vực với chủ đề: “Giám sát độc lập thay đổi rừng (FCIM) phục vụ chương trình REDD+ khu vực Bắc Trung Bộ.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam; Đại diện các lãnh đạo kiểm lâm các tỉnh thuộc dự án, lãnh đạo UBND huyện, xã, người dân đại diện cho nhóm FCIM.

Các nhà khoa học thuộc Hội Lâm nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội cùng tham dự đánh giá, góp ý vào diễn đàn thành công tốt đẹp.

Để tăng cường sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội (CSO) Dong việc thúc đấy quá trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam, dự án “Tăng cương sự tham gia của các – tổ chức xã hội cấp cơ sở (CSOs) trong việc giên sắt chương trình REDD+ tại Việt Nam” đã được thực hiện với sự tài trợ của Liên Minh Châu Âu.

Theo đại diện Ban quản lý dự án cho biết: Mục đích của dự án là góp phần xây dựng một mạng lưới giám sát độc lập sự thay đổi rừng (viết tắt là FCIM) và vận động các cơ quan chính phủ chính thức hóa hệ thống và áp dụng ở cấp quốc gia.

Khu vực thì điểm xây dựng mô hình FCIM được thực hiện tại 18 bản, 06 xã của 02 huyện là Kỳ Sơn và Tương Dương, thuộc tỉnh Nghệ An. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả quan trọng như: thiết lập và vận hành mạng lưới FCIM các cấp tại khu vực thí điểm tại tỉnh Nghệ An, tổ chức các khóa đào tạo sử dụng phần mềm Terra-1, GPS và điện thoại thông mình để giảm sát thay đổi rừng, tổ chức diễn đàn lâm nghiệp và các cuộc đối thoại với cơ quan quản lý các cấp.

Dự án đã tiến hành nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng cường sự hợp tác với các cơ quan quản lý làm nghiệp nhà nước để giám sát các chương trình REDD+.

Vai trò của mạng lưới FCIM từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã được các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An ghi nhận là đóng góp ý nghĩa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Tham dự diễn đàn có nhiều bài nghiên cứu làm tài liệu tập hợp các nghiên cứu liên quan đến giám sát độc lập thay đổi rừng FCIM tại Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Tại diễn đàn có các bài phát biểu như: Báo cáo kết quả hoạt động của mạng lưới giám sát thay đổi rừng tại tỉnh Nghệ An của Bà Vi Thị Hiệp – Hội LHPN xã Tam Thái, huyện Tương Dương.

Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của dự án từ tháng 8/2021 đến 4/2024 của Bà Đào Thị Minh Châu phó giám đốc dự án.

Khả năng áp dụng mô hình giám sát độc lập thay đổi rừng tại tỉnh Thanh Hoá của nhóm nghiên cứu Ông Ngô Quang Hưng – Nguyễn Ngọc Minh – Chu Mạnh Hùng – Trung tâm Quản lý tài nguyên và phát triển bền vững (Cremsud).

Các yếu tố quản trị rừng tác động đến giám sát độc lập thay đổi rừng trong quá trình thực hiện ERPA ở tỉnh Thừa Thiên Huế – nhóm tư vấn TS. Hoàng Huy Tuấn – Th.S Trần Thị Thuý Hằng – Th.S Hồ Đăng Nguyên.

Theo ông Ngô Quang Hưng cho biết: Mô hình giám sát độc lập thay đổi rừng FCIM chính là áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia trực phương sống gần rừng, là tiếp một kênh bổ sung thông tin minh bạch bên cạnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng của chính quyền. của người dân địa.

Qua khảo sát tại huyện Thường Xuân và Như Xuân của tỉnh Thanh Hoá, mô hình FCIM đã nhận được sự ủng hộ to lớn của người dân, cộng đồng địa phương và cán bộ các cơ quan chuyên môn cũng như cán bộ địa phương, họ sẵn sàng tham gia khi mô hình được triển khai thực hiện.

Các cơ quan, tổ chức, chính quyền đều quan tâm đến mô hình FCIM, họ sẽ phối hợp để thực hiện khi có đủ điều kiện. Hơn nữa, hiện nay có nhiều giải pháp công nghệ giám sát rừng đáng tin cậy có thể lựa chọn cho phù hợp khi áp dụng mô hình tại địa bản cụ thể. Về vấn đề kinh phí, việc trích từ các nguồn tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để duy trì mô hình đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía các cán bộ cơ quan chuyên môn cũng như cán bộ chính quyền địa phương.

Như vậy có thể kết luận rằng, các khu vực thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều có thể áp dụng và triển khai thực hiện mô hình FCIM với sự ủng hộ mạnh mẽ của các bên liên quan.

Đại diện Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam bài chia sẻ và sử dụng cộng nghệ viễn thám, ảnh vệ tinh và GIS để giám sát tín chỉ các bon rừng.

Tại diễn đàn đã có 3 nhóm thảo luận theo các chủ đề khác nhau về mô hình FCIM và sử dụng phần mềm Terra-1.

Theo TS. Hoàng Huy Tuấn kiến nghị chính sách thúc đẩy FCIM trong quá trình thực hiện ERPA, Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình vi phạm sản xuất nương rẫy thông qua việc thúc đẩy và tăng cường hoạt động kiểm lâm địa bàn và sự vào cuộc của chính quyền địa phương cấp xã.

Áp dụng mô hình thí điểm FCIM ở một huyện có nhiều “điểm nóng” về phá rừng, lấn chiếm rừng trái phép để tăng cường vai trò các bên liên quan trong hoạt động giám sát và theo dõi diễn biến rừng, trong đó chú trọng đến vai trò của “Trụ cột 1: Tổ chức nhằm tăng cường vai trò của các CSO, các CBO trong việc huy động và hỗ trợ cộng đồng tham gia giám sát rừng cùng với các chủ rừng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (kiểm lâm) và chính quyền địa phương. Đối với khía cạnh công nghệ (Trụ cột 2) thì có thể kết nối giữa phần mềm mã nguồn mở Terra-i với hệ thống giám sát và theo dõi diễn biến…

Một số hình ảnh tại diễn đàn:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *