Các khuyến nghị chính sách thi Luật Đất đai 2024 trong công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21 tháng 11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos Vietnam) đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.

Toàn cảnh diễn đàn.

Diễn đàn nhằm cung cấp thông tin cũng như xây dựng những khuyến nghị chính sách về thực thi Luật Đất đai 2024 gắn với việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và cải thiện sinh kế cộng đồng dựa vào đất lâm nghiệp.

Tham dự có các chuyên gia ngành lâm nghiệp, chuyên gia tư vấn độc lập về những chính sách xã hội, đất đai, lâm nghiệp; cùng với đại diện các hội, hiệp hội trung ương và địa phương; lãnh đạo cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện một số lãnh đạo xã địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên, người dân sinh sống bằng nghề trên đất lâm nghiệp…

TS Nguyễn Phú Hùng Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp ViệtNam phát biểu khai mạc diễn đàn.
TS Nguyễn Phú Hùng Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn.

Một số tham luận diễn ra:

Giới thiệu tổng quan về Luật Đất đai 2024, TS. Đỗ Xuân Lân – VIFA.

Những nội dung của Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai 2024, PGS. TS. Đỗ Anh Tuân – Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam

PGS.TS. Triệu Văn Hùng – Chuyên gia độc lập.
PGS.TS. Triệu Văn Hùng – Chuyên gia độc lập.

Theo PGS.TS. Triệu Văn Hùng – Chuyên gia độc lập. cho biết: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ở Việt Nam – Một số khuyến nghị chính sách thực thi Luật Đất đai 2024 liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.

Ông đưa ra một số khuyến nghị như sau: Cần ổn định lâu dài MĐSDR – ĐLN và hạn chế tối đa các điều chỉnh, đặc biệt đối với RĐD và RPH. Việc điều chỉnh MĐSD ĐR bảo đảm hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, trong đó cần ưu tiên lợi ích lâu dài Việc QH quốc gia, vùng, tỉnh, ngành, lĩnh vực,… cần có sự phối hợp chặt chẽ và thực chất giữa các bên liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Việc xây dựng chính sách, tương tự như QH cần có sự phối hợp chặt chẽ và thực chất giữa các bên liên quan để có sự thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Việc thực hiện QH, quản lý QH cũng như thực hiện CS còn nhiều bất cập, thiếu các điều kiện và nguồn lực để thực hiện, cần chú trọng việc xây dựng gắn tổ chức thực hiện các QH và CS cụ thể để thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh BĐKH, vai trò của rừng và trách nhiệm đối với BV&PTR của xã hội được nâng cao hơn, tuy nhiên còn khoảng cách giữa Quyết tâm chính trị và các chủ trương, định hướng lớn với việc cụ thể hóa bằng chính sách cụ thể để thực hiện; Mặt khác, hệ thống các văn bản ngày càng nhiều và thay đổi rất nhanh nên gây không ít khó khăn cho việc thực hiện; cần có sự đổi mới ngay từ khi xây dựng chính sách để thực sự hiệu quả.

Giao đất giao rừng ở vùng lưu vực sông Srepok tỉnh Đắk Lắk: Thực trạng, các tác động đến sinh kế dựa vào đất rừng của người dân, và các khuyến nghị. TS. Trần Ngọc Thanh – CT Hội KHKTLN tỉnh Đăk Lăk.

Sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính. Vì vậy, khi dân số tăng dẫn đến nhu cầu đất nông nghiệp tăng. Không có khả năng mở rộng thêm -> Cần QH hợp lý, quản lý QH, nâng cao NS, hiệu quả sử dụng. Dân số tăng, di dân tự do, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất nông nghiệp để cải thiện sinh kế. Có thể thấy đây là nhân tố quan trọng làm thay đổi sử dụng đất và chuyển dịch đất lâm nghiệp sang mục đích khác -> Ổn định di dân tự do, thực hiện có hiệu quả NQ 20 CP về ổn định dân di cư tự do. Thể chế quản lý, sử dụng đất đai không thay đổi kịp theo thực tiễn, các bất cập về quản lý kéo dài, chậm giải quyết làm cho tình hình quản lý sử dụng đất, rừng ngày càng khó khăn -> Phân cấp, phân quyền; giải quyết những vấn đề trước mắt và lâu dài.

Tác động của giao đất giao rừng đến sinh kế đồng bào DTTS: Nghiên cứu chuyên đề tại Đăk Phơi – Huyện Lăk.

Ông đưa ra một số Kiến nghị một số giải pháp như sau:

Hòan thiện thể chế quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo hướng tăng tài sản sinh kế Giải quyết đất ở đất sản xuất đồng bào. DTTS Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp (do UBND xã quản lý) để giao đất sản xuất cho người dân. Giải quyết những bất cập của các Công ty Lâm nghiệp – Tạo điều kiện để hoạt động hiệu quả, góp phần làm bà đỡ cho sinh kế địa phương. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các thể chế về giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng – Chính sách đổi mới để tăng nguồn thu nhập từ rừng (Dịch vụ môi trường rừng – Tín chỉ Carbon, Nông điện…).

Phát triển sinh kế từ tài sản rừng. Xây dựng chính sách để thúc đẩy đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp cộng đồng truyền thống sang hiện đại. Thành lập các HTX lập nghiệp, sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi kinh tế. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp ở nông thôn, lâm nghiệp cộng đồng Sữa đổi, bổ sung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn quan trọng để thúc đẩy bảo vệ, phát triển rừng, thúc đẩy phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, du lịch cộng đồng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các mô hình vườn rừng năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Luật đất đai và sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số, Chuyên gia Trương Quốc Cần, Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi.

Những khó khăn khi triển khai và một ́ đề xuất.

Chỉ tiêu quy hoạch ba loại rừng còn nhiều bất cập.

Việc giao chỉ tiêu chưa gắn với nguồn lực và lộ trình thực hiện.

Một số nơi chỉ tiêu chưa sát thực tế.

Đề xuất 1: Cần rà soát một cách thực chất hiện trạng rừng, từ đó có cân nhắc điều chỉnh quy hoạch (nếu cần) và tính toán đầy đủ các nguồn lực, thời gian cần thiết để thực hiện quy hoạch rừng; từ đó có kế hoạch đầu tư nhân lực, kinh phí theo lộ trình phù hợp nhằm đảm bảo tính khả thi của chỉ tiêu quy hoạch rừng, đồng thời ổn định đời sống của nhân dân.

Hệ thống thông tin, hồ sơ đất và rừng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.

Dữ liệu đất và rừng chưa đồng bộ

Sai khác giữa hồ sơ và thực tế

Thiếu kinh phí để đo đạc lại

Sự thiếu nhất quán trong số liệu hiện trạng sử dung đất, hiện trạng rừng đang làm ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ giao đất, giao rừng cũng như hiệu quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Hơn nữa, việc chưa ghi nhận đầy đủ hiện trang canh tác, sử dụng đất. rừng không những gây khó khăn cho công tác lý, bảo vệ rừng của cơ quan chức năng mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả canh tác, sinh kế của người dân. Mặt khác việc thiếu sự ghi nhận rõ ràng về hiện trạng sử dụng đất, rừng còn tạo ra những rủi ro pháp lý đối với người sử dụng đất, và ở cấp độ rộng hơn là những rào cản thương mại đối với các sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu, nhất là vào các thị trường có áp dụng yêu cầu về chống phá rừng của các tổ chức quốc tế như PEFC, FSC, EUDR được thực thi.

Đề xuất 2: Các địa phương cần bố trí đầy đủ nguồn lực kỹ thuật và kinh phí để sớm triển khai rà soát một cách đồng bộ hiện trạng sử dụng đất, quản lý, bảo vệ rừng để đảm bảo phản ánh đúng, chính xác thực tế sử dụng và thống nhất với hồ sơ quản lý đất, rừng. Việc rà soát này cần đảm bảo có huy động sự tham gia đầy đủ của các đối tượng sử dụng đất, rừng trong suốt tiến trình thực hiện.

Quy định, chính sách còn chồng chéo và chưa nhất quán

Quy trình GĐGR, nhất là giao cho cộng đồng chưa đầy đủ và chưa nhất quán.

Các hướng dẫn thủ tục thực hiện các CTMTQG còn chưa đồng bộ và cưa nhất quán

việc áp dụng chính sách ở các địa phương có nhiều khác biệt.

Đề xuất 03:

Cần có sự phối hợp rà soát các văn bản hướng dẫn giao đất của ngành TN&MT và giao rừng của ngành NN&PTNT, từ đó có điều chỉnh, sửa đổi và cụ thể hóa các nội dung để đưa ra hướng dẫn quy trình chung, đồng nhất và cụ thể các bước thực hiện cho việc giao đất gắn với giao rừng. Cân nhắc ban hành một thông tư liên tịch giữa Bộ TNMT và Bộ NNPTNT hướng dẫn giao rừng đồng bộ với giao đất. Trong hướng dẫn này, các nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng trong các khâu của quy trình giao đất, giao rừng cần được cụ thể hoá ở các văn bản hướng dẫn liên quan. Đối với trường hợp đất giao cho cộng đồng, nhóm hộ, cần có các hướng dẫn cụ thể hơn nữa về yêu cầu hồ sơ, thủ tục, phân công trách nhiệm, cơ chế đại diện cho cộng đồng và cơ chế giải trình đối với người đại diện cộng đồng để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ rừng được hiệu quả, đảm bảo có sự gắn bó một cách chặt chẽ và hài hòa giữa trách nhiệm cá nhân của người đại diện với cam kết chung của cộng đồng.

Nhu cầu sắp xếp, điều chỉnh lại đất đaicác vùng đồng bào DTTS rất lớn.

tình trạng sai lệch giữa hồ sơ và thực tế sử dụng, chồng lấn, không xác định được ranh giới đất đang là thực tế khá phổ biến.

việc giải quyết những vướng mắc do những sai lệch có tính lịch sử để lại rất khó khả thi nếu chỉ dựa trên các cơ sở pháp lý.

  • Đề xuất 4:

cần có một chương trình tổng thể, nhất quán từ TW đến địa phương để tổng rà soát hiện trạng QLSD đất và hiện trạng rừng, từ đó để có đề án sắp xếp lại đất đai (tương tự một chương trình dồn điền đổi thửa ở đồng bằng trước đây).

để thực hiện được việc này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và đồng thuận của cộng đồng và đầu tư nguồn lực một cách thích hợp.

cần có thêm những hướng dẫn chi tiết, cơ chế giám sát để đảm bảo tính xác thực và tránh các trường hợp lợi dụng để hợp thức hóa vi phạm hay trục lợi từ chính sách.

Về vấn đề đất rừng tín ngưỡng chưa được quan tâm đầy đủ.

Rừng tín ngưỡng, rừng đầu nguồn nước của cộng đồng…. chưa được ghi nhận trong hệ thống thông tin hiên trạng rừng và QL/SD đất.

Việc chưa ghi nhận hiện trạng các khu rừng tín ngưỡng dẫn đến rủi ro với cộng đồng và khó khăn trong QL-BV rừng và QL-SD đất

Đề xuất 5:

Ngành NN&PTNT và TNMT cần cụ thể hóa trong các hướng dẫn kỹ thuật và khi triển khai rà soát hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng cần thể hiện tiêu chí về rừng tín ngưỡng để đảm bảo quá trình rà soát có tìm hiểu, xác định và ghi nhận thông tin về đất rừng tín ngưỡng, đất sinh hoạt theo truyền thống của cộng đồng và thể hiện các thực hành này trong hệ thống thông tin, dữ liệu về đất đai để đảm bảo cộng đồng có thể sử dụng một các an toàn và ổn định  theo truyền thống.

Tiếp cận thông tin các dịch vụ pháp liên quan hạn chế

Rủi ro đối với người DTTS trong các tiến trình chuyển đổi, giao dịch đất đai do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ và thiếu các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Hạn chế trong tiếp thông tin liên quan do bất đồng ngôn ngữ

LĐĐ chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ pháp lý và thông tin phù hợp với ngôn ngữ của ĐBDTTS.

Đề xuất 6.

Cần cụ thể hóa hơn nữa các quy định về chính sách, dịch vụ công đặc thù để bảo vệ đất đai một cách ổn định cho đồng bào DTTS.

Bổ sung quy định về việc thực hiện các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật miễn phí như một yêu cầu bắt buộc trong các giao dịch đất đai với DTTS.

Quy định cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) của DTTS trong các trường hợp có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ.

Quy định về đất giao không thu tiền sử dụng đất: Đất được giao không thu tiền sử dụng đất chủ yếu phục vụ các mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, hoặc các nhiệm vụ khác mà không nhằm mục tiêu kinh doanh. Các tổ chức công lập được giao loại đất này thường bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội.

Các thay đổi trong Luật Đất đai 2024 Luật Đất đai 2024 có điều chỉnh nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong quản lý và sử dụng đất công để liên kết kinh doanh: Tăng cường tính minh bạch: Quy định cụ thể hơn về điều kiện, thủ tục liên kết kinh doanh trên đất giao không thu tiền sử dụng đất, yêu cầu đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội trước khi phê duyệt.

Quy định chặt chẽ việc giám sát: Các cơ quan công lập khi sử dụng đất để hợp tác kinh doanh phải chịu sự giám sát của Nhà nước và công khai các thông tin liên quan đến hợp tác. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi cần thiết: Nếu tổ chức công lập muốn sử dụng đất giao không thu tiền sử dụng đất cho mục đích kinh doanh, phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trong Luật Đất đai 2024, quyền sử dụng đất và các thủ tục hành chính liên quan được cải tiến nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất và giảm bớt các thủ tục phức tạp, rườm rà, giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả. Những điểm chính bao gồm: Quyền sử dụng đất của cá nhân và tổ chức: Luật Đất đai 2024 đảm bảo quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân và tổ chức với các quy định cụ thể về quyền chuyển nhượng, thừa kế, và cho thuê đất. Đặc biệt, các quy định về quyền sử dụng đất của cá nhân thay cho hộ gia đình (hộ khẩu) giúp hạn chế tranh chấp trong gia đình và đảm bảo tính rõ ràng về quyền sử dụng đất​.

Đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay “sổ đỏ,” được đơn giản hóa với quy trình rõ ràng và thời gian xử lý nhanh hơn. Luật mới hướng dẫn chi tiết để tránh tình trạng chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận, đảm bảo người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận giấy tờ cần thiết​. Giảm bớt thủ tục hành chính: Để cải thiện hiệu quả quản lý đất đai, Luật Đất đai 2024 giảm bớt một số thủ tục hành chính, nhất là trong các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Một số hình ảnh diễn đàn:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *